Chú thích Phan_Đình_Thứ

  1. Khi còn là Thiếu úy trong Quân đội Viễn chinh Pháp đóng quân ở Lào, ông kết hôn với một thiếu nữ người Lào gốc Việt và có người con trai đầu tiên đặt tên là Phan Đình Lam Sơn. Về sau ông lấy tên của người con này làm biệt danh cho mình.
  2. Có tài liệu ghi tướng Thứ sinh năm 1916. Tuy nhiên, trong bài này ghi ông sinh năm 1919 theo sách "Lược sử QLVNCH" của các soạn giả Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân và Lê Đình Thụy, xuất bản năm 2011 tại Hoa Kỳ
  3. Trung tâm Nghiên cứu Quân sự Hà Nội còn gọi là Trung tâm Chiến thuật Hà nội. Năm 1954 di chuyển vào Nam đổi tên là trường Đại học Quân sự, năm 1960 chuyển lên Đà Lạt trở thành trường Chỉ huy và Tham mưu.
  4. Năm 1958, được thăng cấp Đại tá thực thụ
  5. Chỉ huy trưởng thứ ba của Binh chủng Biệt động quân, sau Thiếu tá Lữ Đình Sơn (Cuối năm 1963 giải ngũ ở cấp Trung tá) và Thiếu tá Phan Trọng Chinh.
  6. Chỉ huy trưởng thứ năm của trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, sau Đại tá Phạm Văn Cảm (Sinh năm 1904 tại Hà Nam, tốt nghiệp trường Võ bị Lục quân Pháp. Giải ngũ năm 1956), Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, Đại tá Nguyễn Văn Chuân và Đại tá Hồ Văn Tố.
  7. Bốn chữ Cư An Tư Nguy có nghĩa là: Muốn sống yên ổn thì phải nghĩ đến lúc hiểm nguy. Suy rộng ra: Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh.
  8. Đại tá Phan Đình Thứ là Tư lệnh thứ ba của Binh chủng Lực lượng Đặc biệt sau Đại tá Lê Quang Tung và Trung tướng Lê Văn Nghiêm
  9. Thời điểm này tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô và Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định
  10. Năm 1972 được thăng cấp Chuẩn tướng thực thụ. Có giai thoại nói rằng năm 1964, sau khi tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc Chỉnh lý, đã thăng cấp Chuẩn tướng cho ông, nhưng vì ông không phục tướng Khánh nên không đến dự lễ gắn lon và vẫn tiếp tục mang cấp Đại tá
  11. Một lần nữa thay thế Thiếu tướng Đoàn Văn Quảng. Tướng Quảng được điều về Sài Gòn làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung.
  12. Cùng cảnh ngộ "mồ côi" với tướng Lam Sơn, còn có tướng Dương Văn Đức và tướng Hồ Trung Hậu.
  13. Thân mẫu là bà Lài, người Lào gốc Việt
  14. Thân mẫu là nữ Y tá người Lào gốc Việt